Làm thế nào để bảo vệ tốt dữ liệu trong kỷ nguyên kinh doanh tự nhận thức
Đăng ngày: 29/08/2016

Với tốc độ ảnh hưởng của kỷ nguyên tự nhận thức (Cognitive Business), hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thể giới đang dần bị chi phối. Các doanh nghiệp, tổ chức lớn đã bắt đầu xây dựng hệ thống CNTT theo hướng kinh doanh tự nhận thức (Cognitive Business). Điều này đặt ra sức ép về an ninh dữ liệu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ- những doanh nghiệp chưa sẵn sàng đổi mới hệ thống trong kỷ nguyên mới. Vì thế, yêu cầu hội nhập vào kỷ nguyên này là đều phát triển tất yếu để giúp các doanh nghiệp có sự cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên, việc hội nhập vào kỷ nguyên tự nhận thức (Cognitive Business) lại tạo ra sức ép về định hướng, về xây dựng kế hoạch và về cơ chế bảo mật an ninh cho từng hệ thống dữ liệu như thế nào là phù hợp? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn nhận thức được rằng Doanh nghiệp của bạn nên bắt đầu đặt nền tảng tại đâu và như thế nào !

Vai trò của kinh doanh tự nhận thức sẽ thay đổi tất cả mọi thứ

Trong lịch sử, nhân loại loài người đã trải qua 2 kỷ nguyên của công nghệ. Thứ nhất, đó là kỷ nguyên “Tabulating”- có nghĩa là sự phân loại- được bắt đầu từ thế kỷ thứ 19. Công nghệ này cho phép hệ thống máy tính có khả năng phân loại, thống kê dữ liệu. Điều này hỗ trợ cho các hoạt động của con người như phân loại dữ liệu chi tiết trong cuộc điều tra dân số quốc gia hoặc hệ thống an sinh xã hội. Kỷ nguyên kế tiếp là kỷ nguyên tính toán lập trình  được bắt đầu vào 1940.  Vào kỷ nguyên này, công nghệ đã đáp ứng được các yêu cầu làm việc đa dạng trong không gian dữ liệu của Internet.

Đến thời điểm hiện nay, IBM đã tạo nên một kỷ nguyên mới cho nền công nghệ thế giới -Kỷ nguyên của tự nhận thức (Cognitive Business). Trong kỷ nguyên này, hệ thống có khả năng tương tác với dữ liệu Data và với con người. Sự thông minh của kỷ nguyên tự nhận thức còn thể hiện ở việc chúng luôn luôn được đổi mới không ngừng từng ngày và xử lí tốt các yêu cầu làm việc mà không cần đến quyết định từ con người. Đây là sự thay đổi lớn nhất trong các kỷ nguyên công nghệ từ trước đến nay.

 

Các giai đoạn phát triển của CNTT qua các thời kì

Tại sao nói : Kinh doanh tự nhận thức (-Cognitive Business) sẽ thay đổi tất cả?

Có nhiều lí do để IBM có thể khẳng định như vậy. Một trong số đó, có thể hiểu là :

- Cognitive Business hoạt động thông minh hơn

Hệ thống tự nhận thức sẽ biến đổi linh hoạt để phù hợp với từng qui trình dữ liệu của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng còn có khả năng đánh giá,phân tích dữ liệu và thay thế con người đưa ra hành vi xử lí chính xác trong từng trường hợp khác nhau.

- Cognitive Business như một phiên bản con người thật

Công nghệ này hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng của họ. Dựa trên các thông tin dữ liệu khách hàng từ các mạng xã hội và từ các nguồn liên quan, sau đó hệ thống đánh giá hành vi, phân loại khách hàng. Kết quả sẽ cho ra các báo cáo dữ liệu cần thiết cho yêu cầu của doanh nghiệp.

- Cognitive Business tăng cường khả năng phát hiện dữ liệu ẩn

Theo cách làm việc của các máy tính truyền thống thì hơn 80% dữ liệu thông tin trên thế giới bị bỏ mất. Hệ thống tự nhận thức cho phép phát hiện ra các mô hình dữ liệu ẩn này để tìm ra lợi ích cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển của kỷ nguyên Cognitive Business, đó là sự hình thành cho sự ra đời của Mạng lưới vạn vật kết nối Internet- viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things). IoT sẽ tạo ra nguồn tài nguyên mới, hỗ trợ cho việc khai thác dữ liệu trong kỷ nguyên tự nhận thức (Cognitive Business).

IoT là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. Chẳng hạn như một chiếc xe bộ cảm ứng tích hợp,  truyền dữ liệu thông qua mạng lưới cài đặt sẵn, cảnh báo tài xế khi bánh xe xẹp hoặc có sự cố xảy ra; một người với một trái tim được cấy ghép; một động vật ở trang trại với bộ chip sinh học;…

Cho đến nay, IoT đã thành công trong việc liên kết máy-đến-máy (M2M) đối với ngành  công nghiệp năng lượng, xăng dầu.  Khả năng sản phẩm được tích hợp máy-đến-máy thường được đánh giá như là một kết nối thông minh, cho phép khả năng tự hoạt động, xử lí rủi ro đạt mức hoàn thiện.

 

IoT là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

 

Các tổ chức doanh nghiệp trên thế giới đã bắt đầu đón nhận thời đại công nghệ này và bắt đầu công cuộc nhận thức lại cho chính hệ thống họ trong cuộc chiến kinh doanh ở kỷ nguyên mới. Tuy nhiên, để bắt đầu công cuộc xây dựng đúng đắn, bạn phải làm quen với người bạn công nghệ mang tên: Điện toán đám mây.

Điện toán đám mây- Bước đầu xây dựng nền kinh doanh tự nhận thức (Cognitive Business)

Điện toán đám mây là mô hình điện toán máy chủ ảo ( đám mây) trên Internet, thay vì gắn một máy chủ nằm trên máy tính gia đình hoặc văn phòng. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn máy tính hoặc phần mềm nào khác. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có mô hình điện toán đám mây đảm bảo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ. 

Bên cạnh đó, một tổ chức kinh doanh để tồn tại không chỉ dựa vào nguồn lực bên trong, mà với sự giúp đỡ của CNTT. Các nhà kinh doanh có thể xâm nhập vào các dữ liệu mềm và dữ liệu cứng của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ- nơi mà hệ thống công nghệ thông tin không được trang bị đầy đủ để bảo vệ các dữ liệu của chính họ. Đó là lí do tại sao Điện toán đám mây ra đời và thống lĩnh nền CNTT hiện tại.

 

 

Điện toán đám mây là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp quản lí và khai thác tốt dữ liệu.

Mặt khác, sự gia tăng của việc sử dụng các thiết bị di động trên các mạng xã hội cùng sự phát triển của IoT sẽ tạo ra nguồn tài nguyên vô tận cho việc xây dựng điện toán đám mây. Từ đó sẽ tạo ra cho bạn nền tảng xây dựng hệ thống mở và tìm ra một môi trường CNTT tối ưu cho doanh nghiệp. Vì thế, Điện toán đám mây chính là cốt lõi đầu tiên của giá trị kinh doanh tự nhận thức mà doanh nghiệp cần định hướng và xây dựng.

Làm thế nào để tăng tốc đổi mới mà vẫn đảm bảo được an ninh và nắm quyền kiểm soát trong kỷ nguyên kinh doanh tự nhận thức (Cognitive Business) ?

Sự an toàn và sự riêng tư là các mối lo ngại cho chính được những người đang di chuyển vào đám mây bày tỏ. Để giải quyết mối lo ngại này, IBM cũng đã tìm ra giải pháp xử lí đó là “Locking Down while Opening Up” (  Trong quá trình hoạt động mở dữ liệu từ đám mây, phải khóa tất cả các dữ liệu bạn có bên trong). Thực hiện đúng phương pháp bảo đảm an toàn điện toán đám mây sẽ giúp:

-Bảo vệ được tài sản nhạy cảm, các nguồn tài nguyên bên trong mà bạn sở hữu

-Đảm bảo tích hợp toàn bộ môi trường CNTT của doanh nghiệp và mô hình đám mây lai (hybrid cloud)

-Kích hoạt tính năng cách ly tốt qui trình hoạt động (workload) bên trong doanh nghiệp, tránh khả năng xâm nhập từ các lực lượng bên ngoài

-Cung cấp tính năng bảo mật các tập tin để không ai có thể truy cập vào khai thác.

-Mã hóa dữ liệu ở qui mô lớn-cả lúc tĩnh và động.

-Tránh sự mất mát những dữ kiệu có giá trị kinh doanh ra bên ngoài

Hiện đại hóa hệ thống ghi (SOR: System of Record) và hệ thống tương tác (SOE: System of Engagement)

Vì các dữ liệu được thu về đa phần từ IoT, thiết bị di động, mạng xã hội, nên việc xây dựng hệ thống SOR và SOE là thiết yếu. Mục đích của việc hiện đại hóa 2 yếu tố này là để ghi nhận-mã hóa- tương tác chính xác các dữ liệu thích hợp cho lợi ích của doanh nghiệp.

Thông qua kinh doanh tự nhận thức (Cognitive Business), cơ sở hạ tầng của tổ chức sẽ kết nối hệ thống kinh doanh và từ dữ liệu đám mây ( thông qua việc tăng cường các qui trình bảo mật đã được nêu). Tài sản nhạy cảm được bảo vệ thông qua việc mã hóa:

•Tốc độ cao

•Chip

• File & cấp độ giao dịch.

• Server thông qua thiết bị lưu trữ

Chuẩn bị chiến lược xây dựng Điện toán đám mây của bạn cho thời đại kinh doanh tự nhận thức

Khi bạn bắt đầu cuộc hành trình kinh doanh tự nhận thức, bạn sẽ cần một nơi xây dựng tốt cơ sở chiến lược đám mây vững chắc. Các chuyên gia công nghệ của IBM có thể giúp bạn tìm ra phương pháp an toàn cho sự đổi mới hệ thống của bạn. Họ sẽ làm việc với bạn để đánh giá mức độ rủi ro, thiết lập chiến lược quản lý rủi ro thích hợp và giúp cải thiện kiểm soát an ninh để bạn có thể thực hiện tốt hơn các yêu cầu và quy định trong kinh doanh.

Nền kinh doanh tự nhận thức (Cognitive Business) có nghĩa là xây dựng môi trường kinh doanh với hệ sinh thái mở, nhưng nó cũng có nghĩa là xây dựng bức tường “khóa” bảo vệ các nguồn tài nguyên của bạn. Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc hành trình kinh doanh tự nhận thức của bạn? Hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn từ IBM để bắt đầu hợp tác và đổi mới hệ thống CNTT của bạn ngay hôm nay.

Nguồn :TechInsight

Source:TechInsight

 

 

 







Sản phẩm mới

IBM BigFix
Giá: Liên hệ
  • Vị thế thị trường: Hàng đầu theo đánh giá của Gartner 
  • Khách hàng mục tiêu: Ngân hàng, tài chính, chính phủ, viễn thông,năng lượng và tiện ích, sản xuất và doanh nghiệp
IBM MaaS360
Giá: Liên hệ
  • Quản lý các thiết bị di động, ứng dụng, tài liệu,  emails và truy cập vào web
  • Tính năng nâng cao cho việc quản lý thiết bị di động
IBM QRadar Security Intelligence Platform
Giá: Liên hệ
  • Tương quan thời gian thực và phát hiện những điều bất thường trong sự đa dạng về dữ liệu bảo mật
  • Truy vấn tốc độ cao của dữ liệu bảo mật thông minh
  • Linh hoạt trong việc phân tích dữ liệu Big Data
  • Công cụ đồ họa trực quan front-end và khám phá dữ liệu big data
IBM Cognos 10.2.1
Giá: Liên hệ
  • Công cụ BI mạnh mẽ 
  • Hoạch định, Dự báo, Quản trị BSC
  • Phù hợp cho các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn